Phương pháp loại trừ câu trả lời khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh

Cập nhật lúc: 08:04:11/10-04-2016 Mục tin: Thông tin mới nhất về thi thpt quốc gia 2021


Trong trường hợp câu hỏi quá khó thí sinh không thể giải quyết được thì đâu là phương pháp đánh lụi phần trắc nghiệm bài thi môn Tiếng anh hiệu quả giúp xác suất đạt điểm cao hơn?

Ngay sau khi nhận đề thi sinh cần đọc lướt qua một lượt rồi tiến hành phân loại các nhóm câu hỏi:

  • Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay
  • Nhóm 2: là những câu hỏi có thể trả lời được khi có sự suy luận và tính toán
  • Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình

Tuy nhiên trong nhóm câu hỏi thứ 3 không phải bất cứ câu hỏi nào thí sinh cũng có thể giải quyết một cách chính xác. Và trong trường hợp này thí sinh cần sử dụng phương pháp phỏng đoán, loại trừ. Nhưng không phải phỏng đoán một cách vô căn cứ bởi xác suất đúng sẽ rất thấy vì vậy thí sinh cần có sự phỏng đoán, loại trừ một cách lôgic và khoa học.

Thông thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi có hai đáp án có thể loại bỏ ngay và chỉ nên quan tâm đến hai đáp án còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án sai thì xác suất chọn được câu trả lời đúng càng cao.

Dưới đây là cơ sở để bạn nhận diện phương án sai nhanh nhất trong các dạng bài tập thường gặp:

1.  Trọng âm

Để loại bỏ được đáp án sai, trước tiên thí sinh cần chọn từ có quy tắc đánh trọng âm và loại trừ các từ không có quy tắc hoặc đang phân vân chưa rõ trọng âm ở đâu. Như vậy để có thể giải quyết bài tập này, bạn cần tìm ra trọng âm của 3 từ trong 4 phương án.

Một số quy tắc đánh trọng âm:

Trọng âm thường rơi vào âm trước các từ có vần sau đây: ic, ics, ical, ial, ion, ity, ety, ive, ilar, ular, ulous, age, ure…

Với động từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai Danh từ có hai âm tiết, trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ nhất. Đối với từ có ba âm tiết trở nên, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ sau ra trước (hay  từ phải sang trái)

Từ có đuôi: ate, y, ise hoặc ize, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ ba từ sau ra trước hay từ phải sang trái

Ví dụ:

  1. fantastic b. political              c. financial                  d. dictionary
  2. delicious b. cabbage             c. banana                    d. irregular

Hướng dẫn:

Câu 1: Đáp án là D theo quy tắc 1

Câu 2: Đáp án là B do trọng âm của từ ở phương án A rơi vào “li” – âm thứ hai, phương án B – âm thứ nhất, phương án D rơi vào “re” – âm thứ hai.

2.  Trắc nghiệm chọn từ hoặc cụm từ

Trước tiên thí sinh cần đọc lướt các phương án trả lời để biết chỗ trống còn thiếu liên quan tới từ vựng hay ngữ pháp nào:

  • Trong trường hợp là từ vựng thì cần xác định đây là loại từ vựng gì: tính từ, danh từ, động từ, trạng từ, số ít, số nhiều, khẳng định, phủ định, tiền tố, hậu tố…
  • Trong trường hợp xác định ngữ nghĩa thì từ nào có nghĩa hợp logic nhất hoặc cùng với các từ khác trong câu tạo nên một cụm từ hoặc thành ngữ có nghĩa logic nhất.

Ví dụ: … he might, he could not lift the case

A. However strong         B. As try         C. Try as                   D. No matter

Đáp án: C vì “might do” nên đây là trường hợp đảo vế

A sai vì “strong” phải có động từ đi với tính từ “strong”

B sai vì không đúng cấu trúc

D sai vì vô nghĩa

Căn cứ vào cấu trúc từ và ngữ pháp để loại bỏ dần các phương án sai và chọn phương án hợp lí nhất.

Ví dụ: 1 chuỗi các từ được tách nhau bởi dấu phẩy (,) thường liên quan đến cấu trúc song song.

My hobby is learning English, listening to music, and …. chess.

A. to play         B. play                  C. playing            D. played

Đáp án C đúng vì đây là cấu trúc song song, các động từ có cùng đuôi “ing” giống nhau.

3.  Dạng bài nhận biết lỗi sai

Với dạng câu hỏi này, 1 trong 4 từ (cụm từ) được gạch chân sẽ sai, học sinh phải nhận biết được phương án sai, cần sửa để đảm bảo tính hợp nghĩa, đúng ngữ pháp của câu.

Trước tiên, cần đọc nhanh từng câu để tìm lỗi sai dễ nhận thấy, không nên chỉ đọc các phần gạch chân, vì hầu hết các từ gạch chân chỉ sai trong ngữ cảnh của câu đó.

Ghi nhớ: Không bao giờ chọn đáp án khi chưa đọc hết cả câu.

Nếu vẫn chưa phát hiện ra lỗi sai, đọc kỹ lại câu văn, chú trọng vào các phần gạch chân. Hãy nghĩ đến lỗi sai thông dụng nhất như cấu tạo từ  , kết hợp giữa danh từ và động từ, sai chính  tả … để xem các động từ gạch chân rơi vào trường hợp nào.

Giải pháp cuối cùng: hãy loại bỏ các phương án có vẻ sai và chọn một phương án hợp lý nhất trong các phương án.

Ví dụ: The price of consumer goods rose sharply since the end of 2007.

A.prices              B. consumer goods              C. rose                D. since

Đọc lướt cả câu này và phân tích ta nhận thấy rằng A, B, C không hề có dấu hiệu sai. Căn cứ vào D, ta thấy rằng nếu dùng “since + mốc thời gian ” thì động từ phải chia ở thì hiện tại hoàn thành, mà C lại ở quá khứ đơn, do đó rõ ràng C sai. Đáp án đúng phải là “has risen”. Do đó, cần bình tĩnh đọc kỹ đề bài, chúng ta sẽ chọn ra được phương án hợp lý nhanh nhất.

4.  Hoàn thành câu/từ cho sẵn. 

Đòi hỏi thí sinh cần nắm được nội dung và định hướng của mỗi câu. Vì vậy thí sinh cần trang bị cho mình một vốn từ vựng tương đối vững chắc. Đôi khi trong nhiều tình huống hiểu sai ý nghĩa của từ sẽ hiểu sai ý nghĩa của cả câu.

Ngoài ý nghĩa của câu thí sinh còn cần quan tâm tới cấu trúc, ngữ pháp và tính logic, hợp lí  của từng phương án với câu văn để loại bỏ các phương án sai và lựa chọn phương án chính xác nhất.

Ví dụ: Strong as he is, he still can’t lift that box.

  1. The box was too heavy for him to
  2. He’s very strong, but he still can’t lift that
  3. He still can’t lift that box because he’s not as
  4. However he is strong, he still can’t lift that

Nghĩa câu câu gốc là “Anh ấy khoẻ nhưng anh ấy vẫn không nâng được cái hộp.”

Phương án A loại vì câu A có nghĩa” Cái hộp quá nặng đến nỗi anh ấy không thể nhấc lên được.” thiếu ý “ anh ấy khoẻ”

Phương án B đúng vì câu B có nghĩa đúng với câu gốc.

Phương án C loại vì câu C có nghĩa” bởi vì anh ấy không khoẻ”

Phương án D loại vì câu D sai cấu trúc: cấu trúc đúng phải là “However +adj/ adv + S + V” tức là: “However strong he is,”

5.  Đọc hiểu

Dạng bài đọc hiểu trong đề thi Tiếng Anh có thể chia thành 2 dạng: Điền từ vào chỗ trống dựa vào từ đã cho sẵn và tìm đáp án cho câu hỏi.

Để làm dạng bài điền từ vào chỗ trống cho sẵn học sinh cần phải căn cứ vào một số điểm   dưới đây để loại phương án án không thích hợp và chọn phương án thích hợp nhất:

  • Căn cứ vào cụm từ, nhóm từ
  • Căn cứ vào ngữ pháp của câu, của đoạn văn
  • Ý nghĩa của câu đó và cả đoạn văn

Với dạng bài tìm đáp án cho câu hỏi cần lưu ý:

  • Nên đọc câu hỏi và phương án trước để xem ý nghĩa của bài là gì
  • Lần theo từng câu thường từ trên xuống dưới để tìm đáp án

Chú ý: Với dạng bài này thường có câu hỏi chung cho cả đoạn văn, đáp án của câu hỏi này thường nằm ở 1, 2 câu đầu tiên hoặc cuối cùng của đoạn. Ngoài ra, nên tìm đáp án của câu  hỏi còn lại để hiểu được nội dung, tính logic trong đoạn văn, từ đó tìm ra đáp án chính xác nhất cho câu hỏi chung.

Trong trường hợp còn quá ít thời gian không thể để đọc kỹ câu hỏi thì thí sinh cũng không nên bỏ trống câu trả lời mà cách tốt nhất là chọn bất cứ một chữ cái nào đó. Chẳng hạn chọn A vào tất cả các câu trả lời còn lại như vậy xác suất đúng sẽ cao hơn. Lưu ý phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp không còn thời gian.

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác