Nghị luận văn học: Phương pháp làm bài văn phân tích nhân vật

Cập nhật lúc: 05:04:45/13-04-2016 Mục tin: Thông tin mới nhất về thi thpt quốc gia 2021


Phân tích nhân vật là một dạng đề phổ biến và được hỏi nhiều trong đề thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn. Mặc dù là một dạng đề không mới, nhưng nó vẫn gây khó khăn nhất định cho nhiều sĩ tử.

1. Xác định cách làm

Nếu đề bài có yêu cầu” Anh/ chị hãy phân tích nhân vật A…” thì có nghĩa đề đang muốn người làm đề cập tới những phẩm chất, tính cách của nhân vật đó. Thông thường, một nhân vật sẽ có nhiều tính cách khác nhau, tuy nhiên chúng ta nên đề cập những tính cách bao trùm nhất và khái quát thành các luận điểm trong bài văn nghị luận.

Ví dụ đề bài yêu cầu:

“ Anh/chị hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao” thì chúng ta phải tìm những tính cách nổi bật nhất của nhân vật này:

– Một người nông dân nghèo, lương thiện

– Một người bị tha hóa về cả thể xác và tâm hồn

– Một người có khát khao về với cuộc sống con người nhưng bị xã hội cự tuyệt

2. Xây dựng luận điểm

Đối với một bài văn phân tích nhân vật, các luận điểm đưa ra phải rõ ràng. Sau khi xác định cách làm của một bài phân tích nhân vật, người làm phải gắn nhân vật với bối cảnh mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm đó và xem xét xem nhân vật đó được đặt trong tình huống nào để chia ra phân tích.

Ví dụ: Sau khi xác định những tính cách nổi bật của nhân vật Chí Phèo (như ở trên) các bạn sẽ xây dựng luận điểm. Luận điểm thường là một câu bao quát nhất nhưng có thể chứng minh cho người đọc thấy rõ. Mỗi bài viết ít nhất phải bao gồm 3 luận điểm.

– Chí Phèo là người nông dân nghèo và lương thiện

– Chí Phèo là sản phẩm tồi tệ nhất của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến mục nát

– Chí Phèo là hình tượng điển hình cho biết bao người nông dân Việt Nam trước 1945.

3. Triển khai bài viết

Bài phân tích nhân vật sau khi có luận điểm thì người làm phải tiến hành xây dựng luận cứ và hệ thống dẫn chứng cho toàn bài.

Ví dụ với luận điểm 2:

– Chí Phèo là sản phẩm tồi tệ nhất của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến mục nát

Những con người bị xã hội tàn phá hình người và trượt trên dốc dài của tội lỗi.

+ Vì một lí do “ buồn cười”, phi lí Chí bị Bá Kiến- lão cường hào ác bá trong làng đẩy vào tù( bóp chân phục vụ Bà Ba nhưng lại không chịu bóp lên trên)

+ Nhà tù thực dân đã nhào nặn Chí từ một người tử tế thành một tên lưu manh độc ác, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. “ Hắn đã đập nát bao nhiêu cơ nghiệp, lấy đi nước mắt của biết bao người lương thiện”…. Nực cười thay, tù giam vốn là nơi để đào tạo kẻ xấu thành người tốt thì ở đây lại đào tạo tội ác cho người hiền lành.

+ Vì miếng cơm, cút rượu Chí đã bán cả linh hồn cho quỷ dữ, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến đến khi nhận ra mình còn muốn làm người thì Chí bị cả xã hội đẩy xa khỏi con đường bằng phẳng của xã hội loài người….

+Chí là người đáng thương hơn cả khi chính hắn đã quên đi chất người trong mình.

Chính hắn còn không nhận ra mình là một con người.

Mỗi luận điểm phải được làm rõ bằng các chi tiết được nói đến trong tác phẩm, chú ý cách liên kết trong việc trình bày luận điểm, dẫn chứng và luận cứ sao cho có logic trình tự.

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác