Học hết quyển Lịch sử, Địa lý liệu có được 10 điểm?

Cập nhật lúc: 03:10:58/11-10-2016 Mục tin: Ôn thi thpt quốc gia 2020


Khi phương án thi THPTQG 2017 được Bộ GD công bố, với hình thức thi trắc nghiệm môn Lịch sử và Địa lý. Các thí sinh băn khoăn rằng liệu học thuộc cả quyển sách Lịch sử và Địa lý thì bài thi trắc nghiệm có đạt điểm tối đa hay không?

Đậy là tâm lý và thắc mắc chung của các thí sinh có nguyện vọng thi khối C ( Văn, Sử, Địa) và đặc biệt là của các thí sinh có nguyện vọng vào các trường khối ngành quân đội, công an. Các trường thuộc khối ngành này luôn có điểm đầu vào rất cao, tỷ lệ chọi cũng rất lớn. Để có cơ hội vào trường các thí sinh phải đạt điểm gần như tuyệt đối. Như năm 2016, điểm trúng tuyển Khối C vào ngành Điều tra trinh sát của trường Học viện Cảnh sát Nhân dân là 25 điểm đối với nam và 29.5 đối với nữ. Như vậy tính trung bình, để đỗ vào các trường này, thí sinh sẽ phải đạt tối thiểu mỗi môn là 8,5 điểm đối với nam và 9,5 điểm đối với nữ. Mức điểm này đủ để thấy sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thí sinh. 

Vậy để đạt số điểm gần như tuyệt đối đó thì có phải chỉ cần học thuộc quyển sách Lịch sử và Địa lý sẽ được điểm tối đa hay không khi mà các môn học này vốn có lượng kiến thức khó nhớ và khô khan?

Không thể học như một con vẹt

Sách giáo khoa chứa kiến thức cơ bản, vì vậy điều kiện cần để bạn có thể đạt được điểm cao là nắm chắc kiến thức trong đó. Tức là bạn phải hiểu các sự kiện, vấn đề được nêu trong sách giáo khoa. Nhưng không chỉ học thuộc như một con vẹt mà bạn cần đào sâu và phân tích được mọi khía cạnh được đề cập đến.

Phải sự dụng kiến thức một cách linh hoạt

Bạn cần có sự chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, chủ động tìm các tài liệu liên quan để mở rộng và hiểu sâu hơn bản chất của sự kiện trong sách giáo khoa. Có sự so sánh, đối chiếu, liên hệ giữa các sự kiện, vấn đề sẽ giúp bạn nhớ được kiến thức lâu hơn, đồng thời hiểu thêm về lịch sử, địa lý.

Ví dụ như trong Lịch sử: Khi học về hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập, bạn có thể liên hệ với hoàn cảnh lịch sử ở khu vực Đông Dương. Đông Nam Á, Châu Á và các khu vực trên thế giới cũng tuyên bố độc lập tạo nên sự thay đổi lớn trong bản đồ chính trị toàn cầu.
Hay đối với môn Địa lý: Khi tìm hiểu về vị trí địa lý Việt Nam bạn phải có sự so sánh với vị trí địa lý của các nước thuộc cùng khu vực Đông Nam Á để từ đó nhận định những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên và kinh tế xã hội của đất nước.

Nếu bạn đã nắm chắc kiến thức trong tay thì hãy học cách để có thể sử dụng linh hoạt chúng. Đặc biệt, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 là năm đầu tiên môn Lịch sử và Địa lý được đưa vào thi dưới hình thức trắc nghiệm. Do đó, bạn cần phải tỉnh táo trước những câu hỏi “bẫy” mà đề bài đưa ra.

Phải luôn có tâm lý thoải mái

Bất kể môn thi nào bạn cũng phải giữ cho mình tâm lý thoải mái nhất để có thể xử lý mọi tình huống. Vì vậy, đừng căng thẳng hay lo lắng khi mình không thể học thuộc được quyển sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý như các bạn khác. Học hết quyển sách chỉ là điều kiện cần, nếu muốn đủ bạn nhất định phải học thật chắc và sâu kiến thức. Đừng quên thả lỏng bản thân và lập kế hoạch học tập chi tiết nhé.

 



>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác