Phương pháp học để làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử đạt kết quả cao

Cập nhật lúc: 02:12:57/30-12-2016 Mục tin: Ôn thi thpt quốc gia 2020


Theo phương án thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2017, môn Lịch sử sẽ không đứng độc lập mà nằm chung trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội và đặc biệt thi trắc nghiệm. Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và mơ hồ.

Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả. Nếu sử dụng môn Lịch sử chỉ để xét tốt nghiệp cho học sinh, hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp, tuy nhiên tính phân loại không cao.

Để thích ứng với sự thay đổi này của Bộ GD – ĐT, học sinh cần thay đổi trong phương pháp học tập môn Lịch sử để đạt kết quả cao trong kì thi.

Theo cấu trúc đề của Bộ GD- ĐT, đề thi sẽ ra theo 4 cấp độ: 4-3-2-1, tức là câu nhận biết kiến thức là 4 = 16/40 câu; Câu thông hiểu kiến thức là 3= 12/40 câu; Câu vận dụng cấp độ thấp là 2= 8/40 câu; Câu vận dụng cấp độ cao là 1= 4/40 câu.

Ngoài những câu dễ cho tất cả các thí sinh còn có những câu khó để phân loại, vì vậy khi học các em cần chú ý vấn đề sau:

1.Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. 

2.Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50.Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh…

3. Tự kiểm tra sau mỗi bài học (mỗi chủ đề) bằng các bài trắc nghiệm đã được soạn sẵn. Các em có thể sử dụng các tài liệu do giáo viên môn học giới thiệu hoặc được cung cấp trên thị trường; điều quan trọng là thực hiện đều đặn hằng ngày.

4. Thường xuyên trao đổi với bạn bè cùng lớp, các thầy cô để hỏi thêm về các kiến thức chưa hiểu rõ, hoặc trao đổi các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.

5. Ghi nhận những lỗi sai của mình (có thể dễ dàng làm được bằng các loại sách ôn tập), tìm hiểu nguyên nhân, và thỉnh thoảng lại tự kiểm tra lại để xem mức tiến bộ của chính mình.

Nói một cách ngắn gọn: cần tiến hành ôn luyện từ từ và đều đều; kiên trì, nhẫn nại, tự lấp đầy các lỗ hổng kiến thức; trao đổi với bạn bè, thầy cô; tự vạch ra một kế hoạch khả thi và tự mình thực hiện kế hoạch do chính mình đã vạch ra. Đó là những lời khuyên bao giờ cũng đúng cho các em với bất kỳ hình thức thi nào, mà đặc biệt là hình thức trắc nghiệm.

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác