Những lỗi thường gặp trong bài thi môn Ngữ Văn

Cập nhật lúc: 05:06:35/15-06-2016 Mục tin: Ôn thi thpt quốc gia 2020


Dưới đây là những lỗi thường gặp trong bài thi môn Văn mà học sinh hay mắc phải được cô giáo Phạm Thị Thu Phương giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội tổng hợp.

Những lưu ý chung khi làm bài thi

- Phần đọc hiểu trả lời lan man, dài dòng, không trúng ý hoặc trả lời cộc lốc.
- Bài viết văn không đảm bảo bố cục 3 phần: mở - thân – kết hoặc “đầu voi đuôi chuột” do phân bố thời gian không hợp lí.
- Viết lạc đề, xa đề, sai kiểu bài; thiếu ý, lặp ý, sắp xếp ý lộn xộn; thiếu dẫn chứng; …
- Không biết tách ý, tách đoạn.
- Thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp.
- Lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Gạch xóa, sửa chữa nhiều làm bẩn bài thi.

Một số kinh nghiệm làm bài thi

Phần đọc hiểu:
- Hỏi gì đáp nấy, ngắn gọn, rõ ràng, có thể gạch đầu dòng, không dẫn dắt dài dòng, vòng vo.
- Làm tối đa trong 30 phút.

PHẦN LÀM VĂN: 3 bước
1/ Phân tích đề & lập dàn ý: 10 phút - không được bỏ qua
2/ Viết bài:
- Mở bài và kết bài:
+ Diễn đạt ngắn gọn, nội dung chính xác, lời văn hấp dẫn
+ Mở bài và kết bài phải hô ứng với nhau. MB đặt vấn đề, KB khẳng định, mở rộng, nâng cao vấn đề.
+ Có thể mở bài trực tiếp, gián tiếp: đề tài, chủ đề, 1 nhận định,... nhưng ko dài dòng, lan man, xa đề,…
- Thân bài:
+ Nhiệm vụ: giải quyết vấn đề đã nêu ra ở mở bài bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng chính xác, cụ thể, logic, chặt chẽ, phù hợp.
+ Triển khai nội dung từ khái quát đến cụ thể; mỗi luận điểm có thể triển khai bằng nhiều đoạn văn, chú ý sự liên kết đoạn.
+ Có thể viết đoạn văn theo các kiểu diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành,… [tốt nhất là viết đoạn diễn dịch].
+ Chú ý chính tả, ngữ pháp.
3/ Sửa bài: 10 phút
- Sau khi viết phải đọc rà soát lỗi và sửa lỗi, hoàn thiện bài.
Lưu ý: Chữ viết to, sạch, rõ ràng, hạn chế tối đa việc gạch, xóa trong bài thi.

Không tự gây áp lực cho bản thân, nhất là trong phòng thi. Vì thế k nên nghĩ nhiều đến điểm số, "đỗ", "trượt" mà chỉ cố gắng huy động tối đa kiến thức để làm bài tốt nhất có thể.

Ngoài ra cô Phương cũng lưu ý các thi sinh về việc ôn thi trong 2 tuần cuối cùng đó là : Nên biết cách tận dụng thời gian, hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học trước khi đi thi (nên tóm tắt bằng sơ đồ tư duy, tìm ra các từ khoá cho mỗi vấn đề để dễ nhớ, dễ thuộc).Với các bài càng khó càng nên ôn cho chắc, cho kĩ và TUYỆT ĐỐI KHÔNG HỌC TỦ. Luyện đề làm bài hoàn chỉnh, nghiêm túc như thi thật để làm quen với tâm lí trong phòng thi và phân chia thời gian hợp lí. Xem lại thật kĩ các bước làm từng kiểu bài của Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học. Chú ý giữ gìn sức khỏe: chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí, thể thao phù hợp. Tránh tình trạng học quá sức làm suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh sẽ làm bài kém đi 1 nửa, thậm chí bị ốm, k thể đi thi... Tuy nhiên thời gian này nên tránh chỗ sông nước, đi chơi xa hoặc vận động mạnh.

Cô giáo Phạm Thị Thu Phương - giáo viên Trường THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác