10 điều tối quan trọng từ đề minh hoạ môn toán

Cập nhật lúc: 10:12:30/01-12-2016 Mục tin: Thông tin mới nhất về thi thpt quốc gia 2021


10 điều tối quan trọng từ đề thi minh họa được Thầy cô và chuyên gia đúc rút sau 02 tháng kể từ khi đề thi minh họa được ban hành học sinh chú ý đọc kỹ.

10) Bình quân thời gian để thực hiện 50 câu trong 90 phút là 1,8 phút. Nhưng do các câu có mức độ khác nhau nên việc phân bổ thời gian hợp lý để giải các câu chắc chắn sẽ hoàn toàn khác nhau. Có thể hình dung và cố gắng phân bổ thời gian cho mỗi câu ở mức nhận biết khoảng 30 giây, câu ở mức thông hiểu khoảng 1 phút, câu ở mức vận dụng thấp khoảng 1,5 phút đến 2 phút, câu ở mức vận dụng cao có thể khoảng 3 phút đến 3,5 phút.

9) Tập cho học sinh khi nhìn vào câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần quan tâm tới cả các phương án đã cho. Khác với bài toán giải bằng phương pháp tự luận là bài toán chưa cho một kết quả nào thì với câu hỏi trắc nghiệm khách quan việc quan tâm tới các phương án đã cho sẽ giúp học sinh phát hiện ra cách lựa chọn phương án đúng nhanh nhất. Chẳng hạn thay việc giải phương trình hay bất phương trình thì có thể dùng phương pháp thử các phương án đã cho.

8) Cần rèn luyện cho học sinh các cách tiếp cận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
+ Giải bài toán để tìm phương án đúng?
+ Loại nhanh các phương án thấy sai ngay?
+ Dùng phép thử các phương án vào phần câu dẫn? Nếu thử thì thử phương án nào trước? (Bởi thử mà thấy thoả mãn thì sẽ không cần thử các phương án còn lại nữa!).
+ Sử dụng máy tính cầm tay?
+ Dựa vào các bảng tổng kết kiến thức đã biết?
+ Dựa vào bài toán tổng quát đã biết kết quả tổng quát mà câu trong đề thi chỉ là trường hợp đặc biệt?
...

7) Ba phương án sai với một câu hỏi hầu như được xây dựng xuất phát từ các sai lầm thường gặp khi giải toán tự luận, chính vì vậy ba phương án sai đủ yêu cầu về độ nhiễu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đây chính là yếu tố tạo nên sự khó khăn trong việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Nhiều giáo viên đôi khi dễ dãi khi đưa ra các phương án sai một cách ngẫu hứng sẽ dẫn đến câu hỏi trắc nghiệm khách quan không đúng với tiêu chuẩn cần phải có. Bởi vậy khi dạy học sinh từ những khái niệm cơ bản hay các định lý, giáo viên cần giảng kỹ hơn, cho nhiều thí dụ hơn để học sinh không mắc sai lầm khi nhận biết cũng như khi vận dụng để làm bài. Những trường hợp đặc biệt dù đơn giản cũng cần nhấn mạnh cho học sinh để tránh bỡ ngỡ khi nhận biết.

6) Thứ tự các câu trong đề minh hoạ theo trình tự các chương trong sách giáo khoa lớp 12 và ở mỗi chương các câu được sắp xếp từ dễ đến khó theo các mức độ quy định. Tuy nhiên đây chưa hẳn là thứ tự bắt buộc trong đề thi chính thức, bởi điều quan trọng với đề thi chính thức là đảm bảo bám sát Ma trận Khung và Ma trận kiến thức. Nếu để thuận lợi cho làm bài của các thí sinh thì tốt nhất chỉ có một kiểu sắp thứ tự theo mức độ câu hỏi không quan tâm tới thứ tự các chương của sách giáo khoa.

5) Đề minh hoạ hoàn toàn không nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng máy tính cầm tay, thể hiện cụ thể có tới 16 câu có thể dùng máy tính cầm tay để tìm nhanh kết quả. Nên dạy cho học sinh biết cách sử dụng máy tính cầm tay để giải nhanh một số dạng toán nhất định nhưng đừng "cố tình" dùng máy tính cầm tay mà quên các cáh tiếp cận khác nhanh hơn.ố gắng có những bài toán thực tế tuy nhiên bài toán thực tế này sẽ thuộc kiến thức ở chương nào thì không khẳng định.

4) Những vấn đề được học chủ yếu ở các lớp dưới và không học hoặc chỉ nhắc lại ở lớp 12 không xuất hiện ở Đề minh hoạ, có thể đây là giải pháp an toàn để tránh việc tranh cãi khi Bộ GD-ĐT quy định đề thi chỉ ra trong chương trình toán lớp 12. Chẳng hạn, các bài toán liên quan tới tiếp tuyến của đồ thị hoặc các bài toán giải các loại hệ phương trình.

3) Hình thức thể hiện các câu trắc nghiệm được thể hiện thống nhất trong toàn bộ Đề minh hoạ theo cấu trúc "Hỏi - Chấm" mà không theo hình thức "Hoàn thành câu". Điều này tạo cảm giác "dễ chịu" hơn cho thí sinh.

2) Bài toán có nội dung vật lý trong đề minh hoạ thực chất là bài toán hoàn toàn sử dụng kiến thức toán liên quan tới ý nghĩa vật lý của đạo hàm và khái niệm nguyên hàm, còn đề bài chỉ mượn một số khái niệm vật lý quen thuộc với bất cứ ai. Bởi vậy cũng đừng sa vào tìm các bài toán vật lý nhiều quá.

1) Đề minh hoạ có  bài toán nội dung thực tế muốn nói rằng trong đề thi môn toán sẽ cố gắng có những bài toán thực tế tuy nhiên bài toán thực tế này sẽ thuộc kiến thức ở chương nào thì không khẳng định.

 

TS. Lê Thống Nhất và Nhóm biên tập toán Bigschool

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2019 - Luyện thi thpt quốc gia 2019 toán, văn, anh và các môn khác